Một số nhạc cụ sử dụng trong Nhã nhạc cung đình Huế Nhạc_cụ_Việt_Nam

Biên khánh

Bài chi tiết: Biên khánh

Biên khánh là một nhạc cụ gõ Trung Hoa cổ xưa bao gồm một bộ chuông chùm bằng đá nhẵn nhụi hình chữ L còn được hiểu như là khánh, chơi một cách du dương. Bộ nhạc khí này được du nhập vào cung đình Việt Nam từ thời phong kiến.[1]

Nha tranh

Đàn nha tranh (chữ Hán: 牙箏) là một loại nhạc cụ xuất xứ từ Trung Quốc từ thời nhà Đường , không rõ năm nào được đưa vào Việt Nam. Nhưng căn cứ ghi chép trong cuốn An Nam chí lược của dưới thời nhà Trần đàn nha tranh được đưa vào dàn tiểu nhạc. Vào thời Hậu Lê, khi triều đình áp dụng trong Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi nhạc trong thời gian ngắn với biên chế như sau: Đường thượng chi nhạc gồm: trống treo lớn, biên khánh, biên chung,... Đàn tranh này có cấu tạo giống đàn sắt gồm 11 dây và 11 con nhạn (trụ hay ngựa đàn), được kéo bằng cung vĩ từ cây mây gắn lông đuôi ngựa tẩm nhựa thông. Ở Trung Quốc, loại đàn tranh này gọi là yết tranh (轧筝) và được đưa vào Triều Tiênajaeng và người Lưu Cầu, Nhật Bản gọi là yoshin (揚箏 dương tranh).

Dàn tiểu nhạc bao gồm: Nha tranh, đàn sắt, sênh, tiêu, quản, thược, chúc, ngữ, huân, trì, vu, hoà (vu cùng loại với sênh) ; Đường hạ chi nhạc gồm có phương hưởng treo, không hầu (đàn hạc), tỳ bà, tất lật, chiêng, bài tiêu ...

Nha tranh tiếp tục được sử dụng trong các lễ nhạc thời nhà Nguyễn. Hiện nay nha tranh không được thịnh hành như đàn tranh, đàn nhị và tiêu sáo. Ngày nay một số người đang nghiên cứu và khôi phục lại nha tranh và đàn sắt.